Giới thiệu Phòng chuẩn đo liều thứ cấp (SSDL) Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh

      Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn hạt nhân (Laboratory for Nuclear Calibrations - LNC) của Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh (CNT) là phòng thí nghiệm chuẩn liều thứ cấp (Secondary Standard Dosimetry Laboratory - SSDL) cho các bức xạ ion hóa theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng ISO 17025.

      Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn hạt nhân tại Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh (CNT-LNC) nằm trong mạng lưới các phòng chuẩn đo liều lượng bức xạ ion hóa của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM). Đầu năm 2021, CNT-LNC đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử số 12/2021/ĐK/ATBXHN ngày 25/03/2021 về: “Cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ (tia X và gamma đối với thiết bị đo suất liều cầm tay và liều kế cá nhân cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu)”.

      Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh có kế hoạch đưa CNT-LNC trở thành thành viên của Mạng lưới các phòng thí nghiệm chuẩn liều thứ cấp của Nguyên tử năng quốc tế (IAEA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO), mạng lưới này có tên: IAEA/WHO SSDL Network.

       CNT-LNC sử dụng nguồn gamma (137Cs) có mức năng lượng 662 keV (Hình 2) và tia X (máy phát tia X) lên tới 160 kV. Trong tương lai, phòng thí nghiệm sẽ bổ sung nguồn neutron và nguồn β. Các nguồn này cũng có thể được sử dụng khi cần chiếu xạ liều chính xác hoặc suất liều cho các mục đích nghiên cứu, ứng dụng và triển khai dịch vụ. Phòng thí nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đầu tư dưới dạng Dự án xây dựng phòng chuẩn đo lường thứ cấp tại Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh, thực hiện trong giai đoạn 2018-2019.

     Các hoạt động của CNT-LNC cung cấp dịch vụ cho các nhóm nghiên cứu và ứng dụng trong Trung tâm CNT, các đơn vị của VINATOM và cho các khách hàng bên ngoài như các cơ sở nghiên cứu, Trường Đại học, bệnh viện có khoa y học hạt nhân, nhà máy, các khu công nghiệp, v.v..

Các ứng dụng

Các hoạt động của CNT-LNC đáp ứng cho các ứng dụng sau đây:

  • An toàn bức xạ các cơ sở bức xạ và hạt nhân bao gồm các trung tâm nghiên cứu, các Trường Đại học và các bệnh viện.
  • Đo liều tham chiếu trong khoa y học hạt nhân và xạ trị của các bệnh viện cho đánh giá chất lượng chùm gamma và tia X.
  • Chiếu xạ các mẫu sinh học cho các nghiên cứu liên quan đến điều trị ung thư (sinh học phóng xạ) hoặc bảo vệ môi trường (phóng xạ học).
  • Thử nghiệm các loại liều kế và đầu dò (detector) ghi đo bức xạ ion hóa mới đưa vào sử dụng.
  • Kiểm tra vật liệu bằng các phương pháp phân tích dùng nguồn phóng xạ (các phương pháp phân tích hạt nhân và liên quan).
  • Xác định đặc trưng của các đầu dò (detector) ghi đo bức xạ ion hóa được sử dụng cho các mục đích an toàn và đo lường bức xạ ion hóa.
  • v..

Thiết bị của phòng thí nghiệm

Các thiết lập chiếu xạ của CNT-LNC bao gồm (ngày tham chiếu 01/01/2021):

  • Nguồn 137Cs có khả năng chiếu xạ đồng thời nhiều liều kế và K-air lên đến 40,1 mGy/h;
  • Máy phát tia X có năng lượng lên đến 160 kV;
  • Các dụng cụ, tấm phin lọc, phantom, v.v..

 

Phòng An toàn bức xạ và Môi trường

 

9

Phòng chuẩn liều gamma sử dụng nguồn 137Cs

8

Phòng chuẩn liều tia X sử dụng thiết bị máy phát tia X

10

Thiết bị đọc điện tích và một số buồng Ion hóa cơ bản